Bđs: Môi giới hay “cò”: Làm nghề cần có cái TÂM
Theo đà nhộn nhịp của ngành BĐS, nghề môi giới cũng trở nên HOT hơn bao giờ hết, thậm chí khi mà ngành ngân hàng đã đi vào thoái trào thì môi giới BĐS còn được đánh giá cao hơn về mặt thu nhập và mức thưởng hàng năm.
Tuy nhiên, vẫn còn khái niệm “cò” tồn tại trong ngành này khiến cho khách hàng mỗi lần muốn giao dịch nhà đất đều phải dè chừng.
Để bước chân vào nghề môi giới BĐS, bạn không nhất thiết phải tốt nghiệp ngành kinh tế ở một trường đại học nổi tiếng hay cầm tấm bằng loại ưu.
Bạn thậm chí không cần phải là “con em trong ngành”, tất cả những gì bạn cần chuẩn bị là kỹ năng giao tiếp và thuyết phục khách hàng.
“Thế nhưng, không phải ai cũng hiểu điều này và xã hội vẫn mặc định dành cái tên cho tất cả những người làm nghề môi giới là “cò”. Đối với những nhân viên môi giới bất động sản, họ được gọi bằng “cò nhà đất”, “cò đất” hoặc “cò bất động sản”…” – tâm sự của một nhân viên môi giới BĐS có hơn 20 năm kinh nghiệm tư vấn nhà đất cho khách hàng.
“Cò đất” – Vì sao có danh xưng này?
“Cò đất”, “cò nhà” là danh xưng khá quen thuộc nhiều người dùng để chỉ cho nghề môi giới. Vì sao lại có danh từ đầy tính ám thị này? Nếu nói đến nghĩa đen của từ “cò” tức là con cò gỗ được người ta trau chuốt và hóa trang y hệt con cò thật dùng trong việc bẫy những con cò thật.
Hiểu theo nét nghĩa đúng như nhiều người đang nghĩ, “cò đất” hay “cò nhà” dùng để nói đến những người làm công việc không được chính đáng như: mua đi bán lại để kiếm hời, sử dụng mánh khóe, thủ thuật để kiếm tiền, kiếm tiền bằng nhiều cách không rõ ràng, bất chấp mọi thủ đoạn hay tệ hơn là lừa đảo, người không đàng hoàng, sống bằng tiền chênh lệch kiếm được từ người khác.
Trong trường hợp này, “cò” hay môi giới BĐS dùng thủ đoạn, mánh khóe để trục lợi trong việc ăn chênh lệch mua bán nhà đất.
Cũng dễ hiểu khi người trong cuộc bức xúc và người ở ngoài cũng bức xúc không kém. Kẻ trong cuộc làm ăn đàng hoàng, tư vấn tận tình, hướng dẫn cụ thể và làm việc hết mình vì khách hàng để nhận được khoản hoa hồng xứng đáng sẽ không thể không bức xúc vì bị gọi là “cò”, những kẻ nhở nhơ đúng nghĩa của “cò” thì thờ ơ không hề hấn gì miễn sao kiếm được càng nhiều tiền càng tốt. Khách mua hàng cũng bức xúc không kém khi bị lừa một vố đau nếu vớ phải “cò” chính hiệu.
Nghề nào cũng cần có cái Tâm
Ngày nay, chúng ta không thể phủ nhận vai trò của nghề môi giới BĐS, một số khách hàng mới lần đầu đi mua nhà, mua đất không biết gì vế giấy tờ pháp lý:
Mua bán ra sao?
Đặt cọc thế nào?
Giá cả bao nhiêu là phù hợp?
Cách thức mua bán, cách giao tiền, giao nhà, nhận giấy tờ sang tên đăng bộ ra sao…?
Chính lúc này, người môi giới sẽ tư vấn cho khách hàng từng bước giao dịch.
Nhờ có nghề môi giới BĐS khách hàng sẽ nhanh chóng mua được ngôi nhà phù hợp
Nếu là một môi giới chân chính, bạn sẽ chỉ nhận được mức phí cố định hoặc một số ít tiền phí mà giữa người bán và người môi giới có thỏa thuận trước. Số tiền đó không phải là tiền kê hay là tiền đôn giá, mà là tiền người bán phải trả cho công sức người môi giới bỏ ra để tư vấn cho khách hàng và phí đi lại, dẫn khách xem nhà.
Trong suốt quá trình khách hàng tham khảo nhà, bạn sẽ là người tìm căn nhà khác phù hợp hơn nếu khách không thích căn nhà hiện tại, tìm vị trí khác đẹp hơn, tìm căn nhà vừa rẻ vừa đẹp, giúp khách hàng làm thủ tục vay ngân hàng, tư vấn từ A đến Z về thủ tục pháp lý,…
Để đáp ứng tối đa yêu cầu của khách hàng, có mặt ngay khi khách cần và không có ngày nghỉ.
Nghề môi giới chân chính thực chất là một nghề dịch vụ mà ở đó mọi thông tin từ tốt đến xấu và những lời khuyên hữu ích nhất sẽ được cung cấp đầy đủ cho khách hàng. Do đó, công bằng mà nói đừng nên dùng từ “cò” cho nghề môi giới BĐS.
St VietHouse
Qúy khách và nhà đầu tư có nhu cầu tìm hiểu về nhà đất TX Đông Triều vui lòng liên hệ:
Nhân viên tư vấn: Quang Đức
– Zalo 0936.808.900
– Điện thoại: 0356 258.258 – 0936 808.900
– Thanhtinland .com
– Địa chỉ: Phường Hưng Đạo, TX Đông Triều, Tỉnh Quảng Ninh